Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

ĐIỀU TRỊ VẨY NẾN BẰNG ĐÔNG Y



Bệnh vảy nến là một bệnh ngoài da rất phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Bệnh mang tính di truyền, không nguy hại đến tính mạng, không lây nhưng thường kéo dài, tái phát, gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân. Theo y học cổ truyền, bệnh vảy nến gọi là tùng bì tiễn, là bệnh ngoài da mạn tính hay tái phát. Thương tổn cơ bản của bệnh vảy nến là đỏ da, có vảy nổi cộm ít hoặc nhiều. Nền đỏ này thường có vảy trắng, xám phủ lên trên, phải cạo hết lớp vảy này mới thấy rõ. Bệnh hay phát vào mùa đông, ở da đầu và mặt ngoài của tay, chân; nặng thì phát ra toàn thân kèm theo sưng đau các khớp tay chân. Y học cổ truyền cho nguyên nhân của bệnh vảy nến là do huyết nhiệt, lại cảm phải phong hàn mà thành bệnh, lâu ngày làm huyết táo, không dinh dưỡng được da sinh vảy nến.
Sau đây là các bài thuốc chữa trị bệnh này tuỳ theo từng thể bệnh:
Thể phong huyết nhiệt:
Triệu chứng: những nốt chấm đỏ xuất hiện nhiều, liên tục, lâu ngày to dần, màu hồng tươi, ngứa nhiều.
Phép chữa: khu phong, thanh nhiệt, lương huyết.
Bài thuốc 1: hoa hoè 20g, sinh địa 20g, thổ phục linh 16g, ké dầu ngựa 16g, hy thiêm 16g, cây cứt lợn 12g, thạch cao 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài thuốc 2 (Hoè hoa thang gia giảm): hoè hoa sống 40g, thăng ma 12g, sinh địa 40g, thổ phục linh 40g, tử thảo 12g, thạch cao 40g, ké đầu ngựa 20g, địa phu tử 12g, chích thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Thể phong huyết táo:
Triệu chứng: ở thể bệnh kéo dài, có triệu chứng: những nốt mới ít xuất hiện, những nốt cũ màu hơi đỏ, ngứa, mặt da khô.
Phép chữa: dưỡng huyết, nhuận táo, khu phong.
Bài thuốc 1: hà thủ ô 20g, đương quy 20g, khương hoạt 16g, thổ phục linh 40g, ké đầu ngựa 16g, sinh địa 16g, huyền sâm 12g, oai linh tiên 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài thuốc 2: huyền sâm, sinh địa, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, hà thủ ô, vừng đen mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài thuốc tắm rửa: hoả tiêu, phác tiêu, khô phàn, dã cúc hoa mỗi thứ 15g. Nấu nước tắm rửa, ngày 1 lần.
Kết hợp day bấm các huyệt: khúc trì, nội quan, thần môn, túc tam lý, tam âm giao, phi dương.
Những bài thuốc theo kinh nghiệm của Hải Thượng Lãn Ông và Tuệ Tĩnh:
Bài thuốc của Hải Thượng Lãn Ông: + ngải cứu khô 2 nắm tay, tẩm ít bột mỳ, nấu nước uống hằng ngày.
Phèn chua, vỏ lựu, tán nhỏ hoà dấm mà bôi.

Bài thuốc của Tuệ Tĩnh: rễ cây núc nác 1 nắm, sinh địa 10 củ (trồng ở vườn) đều đập nát, thạch tín một ít, tán nhỏ, dấm chua 1 bát (200ml). Tất cả bỏ vào lọ, lấy bùn trát kín, đun cách thuỷ 10 giờ, rồi đem ra xức (ngửi). Không để thuốc vào mắt, mặt (thạch tín là thuốc độc bảng A). Nếu nổi vết đỏ, tròn bằng đồng tiền, ngứa, chảy nước vàng thì dùng: xương chó vàng 2 phần, vỏ trứng gà con so 1 phần, tóc rối 1 phần. Tất cả đốt ra tro, tán nhỏ, hoà dầu vừng, xát vào tổn thương.
Ăn uống hỗ trợ trị bệnh: Người bệnh vảy nến nên thường xuyên ăn cháo tang thầm, hồng táo: tang thầm (quả dâu tằm) 30g, hồng táo 10 quả, bách hợp 30g, gạo lức 100g. 3 vị trên cho nước ninh kỹ, sau khi bỏ bã cho gạo đã vo sạch vào nấu thành cháo. Ngày dùng 1 liều, ăn liền 1 tuần là một liệu trình, nghỉ 1 tuần, ăn tiếp và cứ ăn như thế đến khi bệnh thuyên giảm.
Lưu ý: Bệnh vảy nến không nguy hại nhưng thường kéo dài và hay tái phát. Cần chú ý ăn uống thanh đạm, ít mỡ, nhiều rau quả, vitamin. Tránh bia rượu, thịt trâu, thịt chó, các thức ăn khó tiêu. Tránh thức đêm, căng thẳng thần kinh. Cần giải trí vui chơi lành mạnh, tâm hồn thanh thản.

Vị trí huyệt
Khúc trì: gấp cánh tay vào ngực, huyệt ở đầu khuỷu cẳng tay cách cùi chỏ khoảng chiều ngang của 3 ngón tay 2 - 3 - 4.
Nội quan: từ lằn chỉ cổ tay, phía lòng bàn tay đo lên 2 tấc, ở giữa 2 đường gân.
Thần môn: chỉ cổ tay phía lòng bàn tay đầu xương quay (từ ngón út kéo xuống đến chỉ cổ tay).
Túc tam lý: nằm ở bắp chân ngoài, dưới đầu gối 3 tấc, ngay tại đầu ngoài nếp nhăn ngang dưới đầu gối.
Tam âm giao: trên mắt cá chân trong 3 tấc, sát phía sau bờ xương chày.
Phi dương: trên mắt cá ngoài chân 7 tấc.
Thay đổi day bấm trong 1 tuần: các huyệt khúc trì, nội quan, thần môn day bấm trong 3 ngày sau đó chuyển sang day bấm huyệt túc tam lý, tam âm giao, phi dương trong 3 ngày là một đợt, nghỉ 1 ngày rồi tiếp đợt 2…
Lương y Minh Chánh

ĐIỀU TRỊ VẨY NẾN BẰNG TÂY Y



Tây y điều trị bệnh vẩy nến

Bệnh vảy nến là tình trạng viêm mạn tính của da do nhiều yếu tố tác động lên cơ chế bệnh sinh bao gồm yếu tố về gen, các yếu tố kích hoạt (vi khuẩn, virut, thuốc, stress...), hệ miễn dịch với vai trò của lympho T, các cytokine... gây ra tình trạng quá sản và rối loạn phát triển của tế bào sừng.
Bệnh chiếm tỷ lệ khoảng 2,5% dân số thế giới nhưng tỷ lệ cao hơn ở người châu Âu - Mỹ, thấp hơn ở người châu Á - Phi, trong đó thể bệnh trung bình và nặng chiếm khoảng gần 30%. Bệnh ít khi gây tử vong nhưng ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, khả năng sinh hoạt, lao động của người bệnh. 


Gần đây, với việc tìm ra nhiều yếu tố liên quan đến cơ chế sinh bệnh vảy nến, đặc biệt vai trò quan trọng của hệ miễn dịch với sự tham gia của tế bào lympho T đã tìm ra một hướng mới trong điều trị vảy nến, đó là các thuốc sinh học có tác dụng cắt đứt tương tác tế bào lympho T và các thành phần liên quan khác.

Điều trị bệnh vảy nến bằng các chế phẩm sinh học nhằm ngăn chặn quá trình di chuyển của tế bào trình diện kháng nguyên tới hạch bạch huyết, hoặc ngăn lympho T hoạt hóa, hoặc cản trở quá trình tương tác giữa tế bào lympho T và APC... theo cơ chế miễn dịch ở trên. 

Thuốc sinh học (biological drugs) là các thành phần của cơ thể sống hoặc là sản phẩm tạo ra từ cơ thể sống được sử dụng để phòng ngừa hoặc điều trị bệnh. Có 5 chế phẩm sinh học chính sau đây được Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận để điều trị vảy nến là efalizumab, alefacept, etanercept, infliximab và adalimumab.

Efalizumab (raptiva) là một kháng thể đơn dòng tái tổ hợp từ IgG1 của người, được FDA chứng nhận vào năm 2003 để điều trị vảy nến thể mảng vừa và nặng, dai dẳng, và khuyến cáo dùng cho các trường hợp không dùng được các thuốc điều trị vảy nến nhóm kháng TNF alpha. Thuốc không có chỉ định cho vảy nến thể khớp vì ít có tác dụng so với các thuốc sinh học khác.

Khi dùng thuốc này, thông thường bệnh sẽ đáp ứng ở tuần thứ 4-8. Các trường hợp không đáp ứng dễ xảy ra hiện tượng bùng phát trở lại, do vậy không tiếp tục dùng nếu trong vòng 12 tuần mà không đạt được kết quả điều trị. Tuy nhiên thuốc có thể gây đau đầu, mệt mỏi, sốt, lạnh run, tăng men Alkaline phosphatase, nhiễm khuẩn, nhưng nghiêm trọng nhất là giảm tiểu cầu. 

Ngoài ra có thể gặp hiện tượng vảy nến bùng phát trong tuần điều trị thứ 6 - 12 hoặc tái bùng phát khi dừng thuốc. Một số trường hợp u ác tính, tăng sản bạch cầu và nhiễm trùng cơ hội cũng đã được báo cáo ở bệnh nhân vảy nến điều trị bằng efalizumab. Không dùng trong các trường hợp mẫn cảm với thuốc, có thai. Lưu ý với người già, suy giảm miễn dịch, giảm tiểu cầu, dùng vaccin sống, đang bị các bệnh nhiễm trùng.

Alefacept (amevive) được FDA chấp thuận vào năm 2003. Đây là thuốc đầu tiên trong nhóm có nguồn gốc sinh học được công nhận điều trị vảy nến với hiệu quả kéo dài.

Tác dụng phụ thông thường có thể gặp: đau đầu, ngứa, viêm mũi - họng, tăng nguy cơ nhiễm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp trên. Các tác dụng phụ nghiêm trọng gồm: giảm bạch cầu, nhiễm trùng nặng, suy chức năng gan (do nhiễm virut viêm gan), bệnh ác tính... tuy nhiên rất hiếm gặp.

Chống chỉ định cho những trường hợp mẫn cảm với thuốc, người có HIV, thận trọng với người đang mắc các bệnh nhiễm trùng, dùng vaccin sống, có tiền sử các bệnh ác tính, phụ nữ có thai.

Etanercept được FDA chấp thuận điều trị vảy nến mảng vừa và nặng từ năm 2004. Thuốc này còn được dùng điều trị thấp khớp, vảy nến thể khớp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên tiến triển.

Trước khi dùng thuốc nên xét nghiệm công thức máu, máu lắng, ure, creatinin máu, men gan, Xquang ngực, virut viêm gan C và kiểm tra lại sau 3 tháng điều trị.

Tác dụng phụ thường gặp là: phản ứng tại chỗ, ho, nhức đầu. Các tác dụng phụ nặng hơn có thể gặp như nhiễm trùng nặng, thiếu máu, giảm bạch cầu, bệnh bạch cầu ác tính, suy tim tiến triển...

Infliximab được FDA chấp thuận điều trị vảy nến mảng dai dẳng vừa và nặng từ năm 2006. Ngoài ra còn được điều trị trong viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, viêm cột sống dính khớp, vảy nến thể khớp. Do tác dụng nhanh chóng nên infliximab được chỉ định trong các tình trạng cấp tính và cần cải thiện nhanh như đỏ da toàn thân, vảy nến thể mủ, vảy nến khớp.

Tác dụng phụ thường gặp là nhức đầu, ngứa ngáy, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Hiện tượng xuất hiện kháng thể kháng infliximab cũng gặp và làm giảm hiệu lực của thuốc. Nghiêm trọng là biểu hiện vượng phát suy tim, bệnh lao, nấm, viêm gan, hội chứng giả lupus... Cần ngưng điều trị bằng infliximab nếu men gan tăng từ 5 lần trở lên.

Chống chỉ định trong các trường hợp mẫn cảm với các thành phần của thuốc, suy tim tiến triển độ 3 - 4. Thận trọng với phụ nữ có thai.

Adalimumab được FDA chấp thuận từ đầu năm 2008. Chỉ định điều trị tương tự như infliximab. Các xét nghiệm khuyến cáo nên làm là Xquang, công thức máu, chức năng gan, viêm gan B, b- HCG. Tác dụng phụ bao gồm phản ứng tại chỗ tiêm, đau đầu, viêm mũi - họng, viêm đường hô hấp, tăng triglycerid, mệt mỏi. 

Các biểu hiện có thể gặp là nguy cơ nhiễm trùng nặng, nhiễm lao hoặc tái bùng phát, nhiễm nấm, hội chứng giả lupus, nguy cơ bệnh ác tính, thiếu máu. Cần thận trọng với các trường hợp có bệnh tim mạch, mang thai.

Như vậy thế hệ của các loại thuốc sinh học đang được ứng dụng và còn tiếp tục được nghiên cứu, phát triển để điều trị hiệu quả nhiều bệnh có liên quan đến cơ chế miễn dịch trong đó có bệnh vảy nến nhằm đạt hiệu quả cao hơn, giảm tác dụng phụ, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Theo Sức khỏe và Đời sống

Á VẨY NẾN



Á VẨY NẾN (PARAPSORIASIS)
oooOOOooo
Thuật ngữ parapsoriasis được Brocq dùng từ năm 1902 để chỉ những phát ban dát sẩn tróc vẩy tiến triển chậm, mãn tính, kháng trị và không có triệu chứng đặc hiệu. Mặc dù phát ban là dạng vẩy nến (psoriasiform) và dạng lichen (lichenoid), bệnh không đáp ứng với phương pháp điều trị của vẩy nến, lichen phẵng và các bệnh khác.
I-DỊCH TỄ HỌC VÀ SINH BỆNH HỌC:
1-Phân loại, Dịch tễ học:
-Hiện nay, việc phân loại Á vẩy nến bao gồm:
+Á vẩy nến mảng: dạng mảng lớn (LPP) và dạng mảng nhỏ (SPP). 
+Vẩy phấn dạng lichen: vẩy phấn dạng lichen mãn tính (pityriasis lichenoides chronica, PLC), vẩy phấn dạng lichen và dạng đậu mùa cấp tính (Pityriasis lichenoides et varioliformis acuta ,PLEVA). 
*Phân loại Á vẩy nến: 
1-Á vẩy nến mảng (parapsoriasis en plaques)

A- Á vẩy nến mảng lớn (large-plaque parapsoriasis) LPP
Các dạng khác: poikilodermatous, retiform (xạm da hình mạng lưới)
B- Á vẩy nến mảng nhỏ (small-plaque parapsoriasis) SPP
Các dạng khác: bệnh da hình ngón tay (digitate dermatosis)
2-Vẩy phấn dạng lichen (pityriasis lichenoides)

A- Vẩy phấn dạng lichen mãn tính (Juliusberg) PLC
B-Vẩy phấn dạng lichen và dạng đậu mùa cấp tính (Mucha-Habemann) PLEVA 
-LPP và SPP thường gặp ở tuổi trung niên và tuổi già, khoảng 50 tuổi. Thông thường, các tổn thương phát triển từ tuổi thiếu niên và có thể liên quan với vẩy phấn dạng lichen. SPP có tỷ lệ Nam/Nữ là 3/1; LPP đa số ở nam giới. LPP và SPP gặp ở mọi chủng tộc và mọi vùng địa lý.
-Vẩy phấn dạng lichen xảy ra ở mọi chủng tộc, mọi vùng địa lý. Bệnh thường gặp ở trẻ em và người lớn trẻ nhưng cũng có thể ở mọi tuổi. Tỷ lệ Nam/Nữ từ 1,5/1 đến 3/1; PLC gặp gấp 6 lần so với PLEVA. 
2-Sinh bệnh học:
2.1.Á vẩy nến mảng:
-Sinh bệnh học của Á vẩy nến song hành với sinh bệnh học của viêm da mãn tính và u sùi dạng nấm (MF:Mycosis fungoides) bởi vì á vẩy nến xảy ra liên quan với các rối loạn này. MF là sự tân sinh tế bào T của SALT (skin associated lymphoid tisue); MF đúng hơn là u lympho của SALT, là bệnh lý ác tính của tế bào T, sự di chuyển các tế bào bướu của MF được phát hiện trên bệnh nhân mới khi họ có các tổn thương mang lâm sàng-mô bệnh học của LPP. 
-LPP có thể là dạng lâm sàng lành tính của phổ bệnh lý MF. Nhóm các bệnh lý Á vẩy nến xảy ra từ các rối loạn tăng sinh lympho tế bào T ở da: LPP, SPP, vẩy phấn dạng lichen và sẩn dạng lympho; 
-Điều bao quát được nhận thấy trong nhóm bệnh Á vẩy nến là không có lâm sàng ngang với ác tính. Đa số bệnh nhân mang các bệnh này có lâm sàng lành tính và một số khỏi hoàn toàn. 
2.2.Vẩy phấn dạng lichen :
-Căn nguyên chưa rõ. Một số trường hợp có liên quan với các tác nhân nhiễm trùng như Toxoplasma gondii, Epstein-Barr virus, Cytomegalovirus, Parvovirus B19, HIV; liên quan với liệu pháp estrogen-progesterone và các thuốc hóa trị liệu đã được báo cáo. Chưa rõ các tác nhân này tác động trong sinh bệnh học như thế nào, nhưng ở các trường hợp nặng thấy có liên quan với nhiễm Toxoplasma do đáp ứng nhanh với điều trị đặc hiệu.
-Mô miễn dịch thấy giảm kháng nguyên CD1a+ hiện diện trên các tế bào Langerhans bên trong trung tâm thượng bì của các tổn thương vẩy phấn dạng lichen . TCD8+ chiếm ưu thế trong PLEVA, trong khi đó hoặc là CD8+ hoặc CD4+ chiếm ưu thế trong PLC. Dòng tế bào T nổi trội được xác định trong ½ trường hợp PLEVA và một ít trong PLC; phát hiện này làm tăng khả năng vẩy phấn dạng lichen là do các dòng khác nhau các tế bào T đáp ứng với một hoặc nhiều kháng nguyên ngoại lai. Sự tích tụ IgM, C3, fibrin dọc theo liên kết bì-thượng bì trong tổn thương cấp tính cho thấy có vai trò của đáp ứng miễn dịch.
II-LÂM SÀNG:
A-Á vẩy nến mảng:
1-Các tổn thương Da:
1.1. Á vẩy nến mảng lớn (LPP): là các đốm hình vòng, hình dạng không đều hoặc các mảng, không đối xứng, ngứa nhẹ, đường kính 10-20cm, số lượng ít, bờ rõ, thường thấy trên thân mình, tứ chi và các vùng nếp gấp (nhất là dưới vú), màu đỏ-nâu hoặc hồng như thịt cá hồi, bề mặt đóng vẩy nhẹ. Các sang thương sắp xếp theo trục ở hai ngực và theo trục của các chi. Có thể có teo thượng bì, dãn mao mạch và có vằn tăng sắc tố (mottled pigmentation) xảy ra khi teo da trường diễn. Ba dấu hiệu teo da, vằn tăng sắc tố, dãn mao mạch gọi là xạm da hình mạng lưới (poikiloderma) hoặc xạm da hình mạng lưới teo da dãn mạch (poikiloderma atrophicans vasculare). Á vẩy nến dạng lưới (retiform parapsoriasis) là dạng hiếm gặp, là phát ban sẩn hoặc dát có vẩy giống tấm lưới (net) hoặc sọc ngựa vằn (zebra-stripe) diễn tiến thành dạng xạm da hình mạng lưới.
1.2. Á vẩy nến mảng nhỏ (SPP): là các đốm hình vòng hoặc các mảng ít dầy, kích thước < 5cm, phủ vẩy dính, không đối xứng, thường thấy ở thân mình. Tình trạng toàn thân bình thường. Tổn thương có thể có hình ngón tay, màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt hơi vàng (fawn), trục kéo dài của tổn thương thường >5cm đi theo đường rãnh của da như hình ngón tay (fingerprints) in trên mặt trái thân mình gọi là “dấu ấn ngón tay”. Viêm da nông mãn tính đồng nghĩa với SPP. Các tổn thương hình ngón tay (digitate) có màu vàng gọi là “xanthoerythroderma perstans” 
2-Mô bệnh học:
2.1.LPP: tổn thương sớm, thượng bì tiêu gai nhẹ, tăng sừng với á sừng từng điểm, thâm nhiễm lympho bào ở lớp bì và quanh các mạch máu. Tổn thương nặng hơn thấy thâm nhiễm lympho hướng biểu bì (epidermotropism), các lympho bào này có thể phân tán đơn độc hoặc hợp thành nhóm, có hiện tượng xốp. Các tổn thương xạm da hình mạng lưới thấy thượng bì teo, dãn các mạch máu và có các tế bào mang melanin. Miễn dịch mô học thấy biểu hiện giống nhau giữa LPP và MF sớm, bao gồm hiện diện các tiểu phần TCD4+, khiếm khuyết kháng nguyên CD7, HLA nhóm II (HLA-DR) lan tràn trong thượng bì.
2.2.SPP: viêm da dạng xốp mức độ nhẹ với các ổ tăng sừng, á sừng, xuất tiết dịch ngoại bào (exocytosis). Phù mô bì, thâm nhiễm lympho bào-mô bào quanh mạch máu nông mức độ nhẹ trong lớp bì. Miễn dịch mô học có thâm nhiễm TCD4+ không đặc hiệu.
B- Vẩy phấn dạng lichen:
1-Các tổn thương Da:
-Thường không đối xứng, có thể ngứa, bỏng rát , nhất là trong trường hợp cấp tính. PLC đặc trưng bởi hiện diện các sẩn hồng ban có vẩy mang tính tái phát diễn tiến tự phát trong nhiều tuần đến nhiều tháng. Tổn thương vẩy phấn dạng lichen thường diễn tiến ly tâm trên thân mình, phần gần của tứ chi, nhưng cũng có thể tổn thương bất kỳ vùng nào trên da và cả niêm mạc. Tất cả các dạng của vẩy phấn dạng lichen có thể tăng hoặc giảm sắc tố sau viêm; các tổn thương mãn tính có thể mất đi với giảm sắc tố sau viêm, đôi khi có giảm sắc tố dạng giọt tự phát, hiếm khi để lại sẹo. Ngược lại, các tổn thương cấp tính gây tổn thương sâu trong lớp bì và mất đi để lại sẹo giống thủy đậu (smallpox-like). Hiện diện tổn thương ở các dạng và các giai đoạn khác nhau là đặc trưng của vẩy phấn dạng lichen.
-PLEVA: khởi phát đột ngột, tự nhiên hay sau nhiễm trùng. Xuất hiện nhanh các dát, sẩn phù đôi khi có mụn nước ở trung tâm hay xuất huyết, phát triển thành mụn mủ, đóng mài, hoặc các vết lở trước khi diễn tiến tự phát trong vài tuần. Dạng có các vết lở nặng gọi là vẩy phấn dạng lichen với loét hoại tử và tăng thân nhiệt (PLUH, pityriasis lichenoides with ulceronecrosis and hyperthermia) hoặc bệnh Mucha-Habermann có sốt và loét hoại tử (febril ulceronecrotic Mucha-Habermannn disease), là ban xuất huyết sẩn-nốt có trung tâm loét kích thước vài cm. Các sẩn củ được phủ bởi vết loét hay mài; lành để lại sẹo dạng đậu mùa, có/không tăng/giảm sắc tố. 
-PLEVA loét hoại tử: sang thương dạng lichen đột ngột có sẩn cục rồi loét và hoại tử, hợp nhau thành vết loét đóng mài đau, bờ nhô cao, vài cm. Tổng trạng ảnh hưởng, hạch vùng (+), đau bụng, đau cơ, đau khớp, viêm phổi. Có nhiều cơn bộc phát, rồi lành hoàn toàn hoặc chuyền qua PLEVA cổ điển. 
2-Mô bệnh học: 
Mô bệnh học đi theo hình thái lâm sàng ở các giai đoạn cấp tính, mãn tính...Tất cả trường hợp vẩy phấn dạng lichen có thâm nhiễm lympho bào và pha lẫn (admixture) neutrophil và mô bào, xuất tiết dịch ngoại bào, á sừng, các hồng cầu thoát mạch. Thượng bì tổn thương từ lớp trong tế bào và phù ngoại bào, trường hợp nặng dẩn đến hoại tử tế bào sừng, mụn nước, mụn mủ, loét. Dạng cấp tính khác có thể có viêm mạch thuộc lympho bào với thoái hóa dạng fibrin ở thành các mạch máu.
III-CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:
A- Á vẩy nến mảng:
Á vẩy nến mảng lớn (LPP)
Nấm thân mình (tinea corporis)
Vẩy nến mảng
Viêm da tiếp xúc
LE ở da bán cấp
Á vẩy nến mảng nhỏ (SPP)
 

Viêm da dạng đồng tiến 
Vẩy phấn hồng
Vẩy nến mảng và vẩy nến giọt
Bệnh da ban xuất huyết sắc tố
Vẩy phấn dạng lichen mãn tính
B-Vẩy phấn dạng lichen:
PLEVA
Bệnh do côn trùng đốt, chích

Viêm mạch hủy bạch cầu (leukocytoclastic vasculitis)
Ngoại ban do virus (HSV, VZV)
Lưu ý phân biệt khác: Viêm nang lông, Nhiễm Rickettsia, Hồng ban đa dạng, Viêm da dạng herpes.

PLC 
Vẩy phấn hồng
Phát ban do thuốc
Vẩy nến giọt
Lưu ý phân biệt khác:Viêm da dạng xốp, Á vẩy nến mảng nhỏ, Lichen phẳng, Hội chứng Gianotti-Crosti.

IV-ĐIỀU TRỊ:
1-Á vẩy nến mảng:
1.1.Các bước điều trị:
-Bước 1: Các chất làm dịu da (emolients); Corticosteroides bôi tại chỗ; Các sản phẩm của hắc ín bôi tại chỗ (topical tar products); Tắm nắng (sunbathing); BB-UVB; NB-UVB.
-Bước 2 (dùng trong LPP cân nhắc với MF sớm): Bexarotene bôi tại chỗ; Imiquimod bôi tại chỗ; PUVA; Mechlorethamine bôi tại chỗ; Carmustine (BCNU, bischloroethylnitrosourea) bôi tại chỗ.
1.2.SPP: điều trị theo bước 1, đáp ứng trị liệu thường thay đổi, cần phải khám lại mỗi 3-6 tháng và mỗi năm cho đến khi diễn tiến ổn định.
1.3.LPP: thường dùng bôi corticosteroids loại hiệu lực cao với quang liệu pháp như BB-UVB, NB-UVB hoặc PUVA Mục đích điều trị là hạn chế sự phát triển và dự phòng khả năng diễn tiến thành MF. Các phương pháp khác như áp Nitrogen mustard có thể sử dụng, nhất là ở dạng xạm da hình mạng lưới. Bệnh nhân cần được khám cẩn thận mỗi 3 tháng trong thời gian đầu và mỗi 6 tháng trong 1 năm để phát hiện bằng chứng diễn tiến. Lập lại sinh thiết tổn thương khi cần. Trường hợp tiêu chuẩn lâm sàng-mô học xác định MF sớm có thể điều trị bằng BB-UVB, NB-UVB, PUVA, áp Nitrogen mustard, bôi gel Bexarotene, bôi Imiquimod, hoặc bôi Carmustine (BCNU). Điều trị bằng xạ trị chùm elctron (elctron-beam radiation therapy) cho trường hợp nặng, tổn thương thâm nhiễm của MF. 

2-Vẩy phấn dạng lichen:
2.1.Các bước điều trị:
-Bước 1: Corticosteroides bôi tại chỗ; Kháng sinh (Erythromycine 500mg 2-4 v/ngày, Tetracycline 500mg 2-4 v/ngày, Minoycline 100mg 2v/ngày); Quang liệu pháp: tắm nắng, UVB, UVA+UVB, NB-UVB.
-Bước 2: Tacrolimus bôi tại chỗ; Prednisone (60/40/20mg , giảm dần mỗi 05 ngày); MTX 10-25mg/tuần; Quang liệu pháp: UVA, PUVA; Cyclosporine tổng liều 2,5-4mg/kg/ngày; Retinoids (Acitretin 25-50mg/ngày).
2.2.Điều trị cụ thể: 
Điều trị truyền thống là phối hợp corticosteroides bôi và quang liệu pháp. Kháng sinh đường toàn thân nhóm Erythromycine và Tetracycline dùng tiền chống viêm hơn là hiệu lực kháng khuẩn. Trong trường hợp lâm sàng nặng và tổn thương nặng, điều trị toàn thân được chỉ định. MTX thường có hiệu quả ở liều thấp. Có thể dùng các chất ức chế Calcineurin và Retinoids. PLEVA nặng và PLUH thường phải dùng corticosteroides đường toàn thân hoặc các thuốc tương đương để kiểm soát triệu chứng toàn thân. Kháng sinh bôi và đường toàn thân có thể cần thiết để điều trị nhiễm trùng thứ phát biến chứng loét trên tổn thương da; cần chọn lựa loại chống Gr(+), nhưng tốt nhất nên làm kháng sinh đồ. 
V-BIẾN CHỨNG-TIÊN LƯỢNG:
1-Biến chứng:
1.1.Á vẩy nến mảng:
LPP có thể phối hợp với các dạng á vẩy nến khác và gây lymphoma ở da. Cả LPP và SPP có thể phát triển các vùng chốc hóa thứ phát.
1.2.Vẩy phấn dạng lihen:
Nhiễm trùng thứ phát rất thường gặp. PLEVA có thể gây sốt nhẹ, khó chịu, nhức đầu, đau khớp. PLUH có thể sốt cao, khó chịu, đau cơ, đau khớp, triệu chứng ở dạ dày-ruột và CNS. PLC có thể phối hợp với LPP ở trẻ em. PLC và PLEVA có lâm sàng lành tính không thấy có liên kết với lymphoma hoặc các bệnh ác tính khác.
2-Tiên lượng:
2.1.Á vẩy nến mảng:
Cả LPP và SPP có thể tồn tại trong nhiều năm với những thay đổi nhỏ về lâm sàng và mô bệnh học. Có khoảng 10-30% LPP tiến triển thành MF, ở đó LPP có lâm sàng nằm trong phổ MF, với chuyển dạng thành lymphoma tế bào lớn. Dạng lưới diễn tiến thành MF hầu hết trường hợp. Khác với LPP, SPP là rối loạn lành tính , chuyển thành MF hiếm. 
2.2.Vẩy phấn dạng lichen:
Thường tái phát, các rối loạn có thể bình phục trong nhiều tháng, hoặc ít hơn, trong nhiều năm. PLEVA thường có chu kỳ ngắn hơn PLC. Chu kỳ của vẩy phấn dạng lichen ở trẻ em thường song hành với lâm sàng.

VẨY PHẤN HỒNG LÀ GÌ



Bệnh Vẩy nến  là bệnh khá phổ biến sau bệnh eczema , do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì, theo tài liệu nhiều tác giả nước ngoài trong nội trú chiếm 4-8% ngoại trú 2-7% so với tổng số bệnh ngoài da  đến khám và điều trị. Bệnh ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe chung nhưng là bệnh dai dẳng hay tái phát nên ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, học tập, lao động và tâm trí người bệnh.
Bệnh thường phát về mùa Đông, ở da đầu và mặt ngoài tứ chi, nặng thì có thể phát ra toàn than, có thể kèm theo sung đau các khớp chân.
Bệnh Vẩy nến  còn gọi là Ngân Tiêu Bệnh, Tùng Bì Tiễn, Bạch Thủy, Chủy Phong, Bạch Xác Sang, Tùng Hoa Tiễn. Từ Bạch Chủy đầu tiên xuất hiện trong sách Ngoại Khoa Đại Thành. Sách Phong Môn Toàn Thư Viết: “Vùng tổn thương lõm như đồng tiền lớn, bên trong có màu hồng bên ngoài màu trắng, châm kim vào không chảy ra máu, chảy ra nước màu trắng như màu bạc. Lúc đầu phát ra ở cơ thể rồi sau đó phát ở mặt”.


Nguyên Nhân gây Bệnh Vẩy nến :  

Cho đến nay vẫn chưa khẳng định rõ ràng nguyên nhân gây ra Bệnh Vẩy nến . Nhưng người ta biết chắc chắn các yếu tố sau đây làm nên cơ chế sinh bệnh:
1.                           Do ngoại tà khách ở bì phụ: Lục dâm (phong, hàn, nhiệt, thấp, thử, táo) xâm nhập vào phần cơ, phu làm cho khí của Phế vệ không được tuyên thông, làm cho kinh lạc bị ngăn trở, ứ đọng lại ở da (phu tấu), không nuôi dưỡng được da gây nên. Sách Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận Viết: “Tấu lý hư yếu, phong và khí xâm nhập vào, huyết ứ lại không nuôi dưỡng được cơ nhục gây nên bệnh”.
2.                           Di truyền: Khoảng 30% bệnh nhân có yếu tố gia đình (cha, mẹ, anh chị em ruột hoặc họ hàng trực hệ); 70% các cặp song sinh cùng mắc. Các nghiên cứu chỉ ra các kháng nguyên HLAW6, B13, B17, DR7 liên quan đến Vẩy nến  da và khớp.
3.                           Do Tình Chí Nội Thương: Thất tình bị ức chế, uất kết lâu ngày hóa thành hỏa, hỏa nhiệt hóa thành độc tả vào phần doanh huyết, bên ngoài ảnh hưởng đến phụ tấu (da), lỗ chân long bị bít lại không thông, khí trệ huyết ứ gây nên bệnh vẩy nến.
4.                           Nhiễm khuẩn: vẩy nến ở trẻ em, vẩy nến thể giọt người ta phân lập được liên cầu khuẩn ở tổn thương và điều trị kháng sinh thì bệnh thuyên giảm.
5.                           Do Trúng Độc: Ăn nhiều thức ăn cay, nóng, tanh, tươi sống, trứng …khiến cho phong bị động, Tỳ Vị không điều hoà, khí trệ không thông, thấp nhiều cùng kết lại, thấm vào tấu lý, gặp phải hàn thấp, khí huyết tương bác nhau gây nên bệnh.
6.                           Stress: Làm bệnh tái phát hoặc đột ngột nặng lên.
7.                           Thuốc: Bệnh vẩy nến xuất hiện sau khi sử dụng một số thuốc: chẹn beta kéo dài,lithium, đặc biệt sau khi sử dụng corticoid .
8.                           Hiện thượng Kobner: thương tổn mọc lên sau các kích thích cơ học (gãi, chà xát) hoặc các kích thích lí hóa (bệnh nặng nhẹ theo mùa).
9.                           Do Mạch Xung và Nhâm Không Điều Hoà: Mạch Xung và Nhâm liên hệ với tạng Can và Thận, vì vậy kinh nguyệt và sinh dục là yếu tố làm cho mạch Xung và Nhâm không điều hoà, khiến cho âm dương của Can Thận thiên lệch gây nên, biểu hiện bằng âm hư nội nhiệt hoặc do dương hư ngoại hàn, lâu ngày làm cho âm dương đều hư hoặc chân hàn giả nhiệt hoặc chân nhiệt giả hàn.
Tóm lại, Bệnh Vẩy nến  chủ yếu do rối loạn ở phần huyết: huyết nhiệt, huyết táo, huyết ứ. Bệnh lâu ngày làm cho tạng phủ bị ảnh hưởng theo, trong đó chú ý đến Can Thận.


Nhận diện Bệnh Vẩy nến 

1. Bệnh Vẩy nến  ở da: Trên da có các mảng đỏ ranh giới rõ, phía trên có vẩy dầy màu trắng. Khi chạm vào vùng da bị bệnh thì thấy khô, cứng. Khó xác định hơn nếu thương tổn chỉ có ở đầu do tóc che khuất cho nên cần chú ý: nếu thấy ở đầu tự nhiên thấy gầu nhiều và dầy lên so với trước đây.

2. Bệnh Vẩy nến  ở móng: Móng dầy hoặc có nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt móng.

3. Bệnh Vẩy nến  ở khớp: Các khớp bị biến dạng, bệnh nhân khó vận động.

4. Bệnh Vẩy nến  thể mủ: Trên da có các mụn mủ khô và nông.

5. Bệnh Vẩy nến  thể đỏ da toàn thân.

6. Bệnh Vẩy nến  Thể Phong Nhiệt: Những nốt chấm xuất hiện nhiều, liên tục, lâu ngày to dần, mầu trắng đục, ngứa  nhiều, mọc ở tay chân hoặc ở đầu, mặt, râu, gây hoại tử da sau đó có chấm xuất huyết. Kèm ngứa, sốt, khát, họng khô, đau, lưỡi đỏ sậm, rêu lưỡi hơi vàng.

7. Bệnh Vẩy nến  Thể Phong Huyết Táo (gặp ở thể bệnh kéo dài): Nhiều nốt ban chẩn mới ít xuất hiện, những nốt cũ mầu hơi đỏ, ngứa, mặt da khô, lưỡi ít tân dịch, rêu lưỡi hơi vàng mà khô.

8. Bệnh Vẩy nến  Thể Phong Hàn: Nhiều vết chấm xuất hiện giống như đồng tiền hoặc từng mảng mầu hồng, trên mặt mụn có thể thối nát, phát bệnh quanh năm. Từ mùa đông đến mùa hè thường tự bớt hoặc giảm ẩn đi, lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt.

9. Bệnh Vẩy nến  Thể Thấp Nhiệt: Nhiều vết chấm xuất hiện giống như nước trong lỗ rỉ ra, xuất hiện ở bên dưới bầu vú, vùng hội âm, khuỷ tay, hố mắt, vùng sinh dục, mầu da có mầu hồng xám, thường gom lại thành mảng lớn, vùng tổn thương chảy nước mầu trắng đục, hơi ngứa, miệng khô, không khát, cơ thể nóng, mệt mỏi, lưỡi đỏ sậm, rêu lưỡi vàng hoặc có ngấn bệu.

10. Bệnh Vẩy nến  Thể Huyết Nhiệt: Mới phát hoặc tái phát không lâu, vết sần nổi lên như dạng đồng tiền hoặc như bùn, thường nổi hạt nhỏ như ban chẩn, to nhỏ không đều, mầu hồng tươi, mọc nhiều ở tứ chi, có thể mọc ở vùng đầu và mặt trước, bề mặt của vết sần có mầu trắng đục, khô, vỡ nát có khi có rướm máu, kèm ngứa, tâm phiền, khát, táo bón, tiểu ít, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ sậm, rêu lưỡi hơi vàng

11. Bệnh Vẩy nến  Thể Huyết Ứ: Vết ban mầu đỏ tối hoặc tím, to nhỏ không đều, bề mặt hơi lõm, khô trắng đục, không bong da, có một ít vết ban nhỏ mới xuất hiện kèm theo ngứa hoặc không ngứa, miệng khô, không muốn uống, lưỡi đỏ tối hoặc có điểm ứ huyết, rêu lưỡi trắng nhạt hoặc hơi vàng.

12. Bệnh Vẩy nến  Thể Huyết Hư: Cơ thể vốn suy yếu, bệnh kéo dài lâu ngày, da chuyển sang trắng bệch, nhiều vết ban có dạng giống như từng mảng hoặc phát ra toàn thân, mầu hồng nhạt ướt hoặc nhạt tối, bong da có những vết ban mới xuất hiện, ngứa, nặng hoặc nhẹ mầu da cũng không thay đổi, kèm chóng mặt, ít ngủ, ăn uống kém, lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi ít, ít tân dịch.

13. Bệnh Vẩy nến  Mạch Xung Nhâm Không Điều Hoà: Da nổi nhiều nốt sẩn đặc biệt vào thời kỳ kinh nguyệt, có thai, sinh đẻ, đa số trước khi có kinh, đang có thai và trước khi sinh thì phát nặng hơn, có một ít sau khi có kinh và sau khi sinh mới phát. Toàn thân nổi lên những vết ban mọc thành đám, mầu đỏ tươi sau đó trở thành trắng đục, lúc mới phát có những vết xuất huyết. Toàn thân hơi ngứa,tâm phiền, miệng khô, đầu váng, lưng đau, lưỡi đỏ sẫm hoặc đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng.

14. Bệnh Vẩy nến  Nhiệt Độc Thương Doanh: Phát bệnh nhanh, toàn thân đều nổi ban đỏ, đỏ tím, đỏ sẫm, nóng, ấn vào thì nhạt mầu, sưng phù, bong da, toàn thân sốt cao, sợ lạnh, tâm phiền, khát, tinh thần uể oải, tay chân không có sức, lưỡi đỏ sẫm, ít tân dịch.
Bệnh này vào mùa khô thì phát triển mạnh hơn, gây đau đớn cho bệnh nhân khi vùng da nhiễm bệnh bị va chạm hoặc có hiện tượng chảy máu chỗ da bị nứt. (đôi khi nhầm với bị nứt nẻ da, cũng hay gặp ở mùa khô)

Cần phân biệt với:

+) Bạch Tiêu Phong (Can Tính Bì Chỉ Dật): Xuất hiện nhiều ở vùng đầu, thường có mầu trắng tro hoặc đục như mỡ, lâu ngày gây nên hói (rụng) tóc.

+) Phong Nhiệt Sang (Mai Côi Đường Chẩn): nốt ban chủ yếu ở vùng khô, có hình tròn, hơi trắng bạc, có thể tự khỏi.

+) Hồ Niệu Thích (Mao Phát Hồng Đường Chẩn): vết ban phía trên có đầu nhỏ mầu trắng đục, không làm trắng da và không rướm máu.

+) Vảy nến thể chấm giọt: cần phân biệt với sẩn giang mai II (cộm, màu đỏ sẫm, có viền Biệt), Á vảy nến thể giọt (vảy màu nâu, cậy bong ra thành một lớp như gắn xi).

+) Ở da đầu, da mặt trẻ em cần phân biệt với á sừng liên cầu.

+) Ở các móng cần phân biệt với nấm móng.

+) Ở nếp kẽ phân biệt với hăm kẽ, loét kẽ.



 Những điều cần tránh với Bệnh Vẩy nến 

Nhìn vào 5 yếu tố làm nên cơ chế sinh bệnh mà ta phải:

1. Tránh căng thẳng (stress)

2. Tránh kì cọ và bóc da  (hiện tượng Kobner )

3. Tránh để vùng da bị bệnh tiếp xúc với các chất có tính bazơ  cao như xạt phòng, vôi,... vì khi đó vùng da nhiễm bệnh sẽ mở rộng ra.

4. Cẩn thẩn khi dùng thuốc nếu mắc thêm các bệnh về tim mạch.

5. Tránh nhiễm khuẩn : Đặc biệt là nhiễm khuẩn tai , mũi , họng .

6. Tránh rượu : Vì rượu làm bệnh nặng lên và tương kị với các thuốc điều trị.

7. Nên lạc quan  với bệnh tật : do bệnh lành tính và phổ biến, khoa học tiến bộ không ngừng trong việc tìm ra nguyên nhân đích thực của bệnh và hàng năm đều ra đời các thuốc và phương pháp chữa bệnh mới có hiệu quả hơn. Hãy tin tưởng rằng trong tương lai không xa bệnh vẩy nến  sẽ có các đột phá mới.

8. Tránh gây trầy xước da ở vùng này, sẽ gây nhiễm trùng, vết thương trở lên đau đớn. Cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc bôi dưỡng da, cần phải xem kĩ các loại thuốc bôi dưỡng da có ảnh hưởng đến vùng da bị bệnh hay không.

  
 Điều Trị Bệnh Vẩy nến